Welcome to Mokrica!

Loading...

"We are updating and developing the product"

 

Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự

Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự

Mokrica hỗ trợ dịch vụ ngôn ngữ và tư vấn các thủ tục hành chính cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp hợp pháp hóa các loại giấy tờ, tài liệu như là: hộ chiếu, xác nhận học tập, hợp đồng kinh doanh,...cần phải được thực hiện đúng theo quy trình với pháp luật Việt Nam. Dịch Ngay

Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự

    Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Trong Việc Thực Hiện các Thủ Tục Hành Chính và Hỗ Trợ Dịch Thuật Ngôn Ngữ 

     

    Với tiêu chí hỗ trợ hiệu quả, nhanh chóng, Mokrica luôn đáp ứng tất cả mọi thắc mắc và nhu cầu về Hợp pháp Hóa/Chứng nhận Lãnh sự tại các quốc gia tương ứng

    “Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự/Chứng Nhận Lãnh Sự” là gì?

    “Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự/Chứng Nhận Lãnh Sự” là gì?

    “Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự/Chứng Nhận Lãnh Sự” là gì?

    Các cá nhân hay Doanh nghiệp nước ngoài khi đến cư trú, làm việc hoặc đặt trụ sở làm việc tại một quốc gia khác đôi khi không hiểu thủ tục Hợp Pháp Hóa các giấy tờ, tài liệu của mình để sử dụng tại quốc gia đó như thế nào. Nếu không làm đúng theo các thủ tục Hợp Pháp Hóa, rất có thể họ sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí, thậm chí không được các Cơ quan có thẩm quyền quốc gia đó chấp nhận.
    Xem thêm

    Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự/Chứng Nhận Lãnh Sự là dịch vụ lãnh sự do một thể nhân hoặc pháp nhân yêu cầu nhằm xác nhận tính xác thực của con dấu hoặc chữ ký trên con dấu công chứng của các giấy tờ, tài liệu.

     

    Mục đích của việc Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự/Chứng Nhận Lãnh Sự là để đảm bảo rằng các văn bản công chứng được cấp ở một quốc gia có hiệu lực pháp lý và có thể được các cơ quan hữu quan ở một quốc gia khác chấp nhận mà không có nghi ngờ gì về tính xác thực của chúng. Về cơ bản, các quy trình này là công cụ mà nước ngoài sử dụng để bảo vệ công dân của họ.


    Có 2 hình thức Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự/Chứng Nhận Lãnh Sự: hợp pháp hóa các vấn đề dân sự (Giấy tờ hộ tịch: Khai Sinh, Giấy Kết Hôn, Văn Bằng, v.v.) và hợp pháp hóa các vấn đề thương mại (Hồ sơ công ty, Giấy phép hoạt động, Giấy Chứng Nhận đầu tư, v.v.)

    Chứng Nhận “Apostille” là gì?

    Chứng Nhận “Apostille” là gì?

    Chứng Nhận “Apostille” là gì?

    Apostille là một chứng nhận xác thực nguồn gốc của một giấy tờ hay tài liệu được cấp từ quốc gia nào. Thuật ngữ “Apostille” có nguồn gốc từ tiếng Pháp, nguyên gốc từ tiếng Pháp cổ là “Postille”, có nghĩa là “Chú thích”.
    Xem thêm

    Apostille là một hình thức xác thực được cấp cho các giấy tờ, tài liệu để sử dụng ở các quốc gia tham gia Công ước LaHay năm 1961 (Công ước miễn hợp pháp hóa đối với giấy tờ nước ngoài). Danh sách các quốc gia chấp nhận Apostilles được cung cấp bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Khi có Chứng nhận Apostille, giấy tờ, tài liệu của bạn sẽ được công nhận và sử dụng hợp pháp tại các quốc gia thành viên còn lại. Chứng nhận Apostille được cấp bởi Đại diện Cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của quốc gia cấp giấy tờ, tài liệu đó.


    Các loại giấy tờ, tài liệu có thể chứng nhận Apostille bao gồm: Nội Quy Công ty, Điều Khoản Thành Lập, Giấy Ủy Quyền, Bằng Cấp, Bảng Điểm, Tình Trạng Hôn Nhân, Giấy Xác Nhận Công Việc, Giấy Xác Nhận Công tác, v.v.

    Sự Khác Nhau Giữa Hợp Pháp Hóa và Chứng Nhận Apostille?

    Sự Khác Nhau Giữa Hợp Pháp Hóa và Chứng Nhận Apostille?

    Sự Khác Nhau Giữa Hợp Pháp Hóa và Chứng Nhận Apostille?

    Đối với Chứng nhận Apostille, các cá nhân hay pháp nhân sở hữu giấy tờ, tài liệu cần được hợp pháp hóa có thể giảm được một nửa quy trình cần thực hiện khi sử dung tại nước ngoài. Vì vậy khi có Chứng nhận Apostille sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như công sức tìm hiểu và thực hiện thủ tục có liên quan.
    Xem thêm

    Quy trình Chứng nhận Apostille chỉ cần Chứng nhận lãnh sự của Cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ, tài liệu (thường là Bộ Ngoại giao) thì giấy tờ đó sẽ được sử dụng hợp pháp tại các quốc gia là thành viên tham gia Công ước LaHay 1961.

     

    Quy trình Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự cần thực hiện 2 giai đoạn:
    1.    Xin cấp chứng nhận lãnh sự của Cơ quan Ngoại giao của quốc gia cấp giấy tờ, tài liệu đó
    2.    Xin cấp chứng nhận của Lãnh sự Đại sứ quán/Lãnh Sự Quán của quốc gia sử dụng giấy tờ, tài liệu đó.


    Hiện có 120 Quốc gia đang là thành viên của Công ước LaHay 1961 (The Hague Apostille Convention). Danh sách này được sửa đổi lần cuối vào ngày 20 tháng 7 năm 2019. Vui lòng tham khảo tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Apostille_Convention

    Hợp Pháp Hóa/Chứng Nhận Lãnh Sự tại Việt Nam

    Hợp Pháp Hóa/Chứng Nhận Lãnh Sự tại Việt Nam

    Hợp Pháp Hóa/Chứng Nhận Lãnh Sự tại Việt Nam

    Theo Quy định của pháp luật Việt Nam, việc Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự/Chứng Nhận Lãnh Sự là bắt buộc để các văn bản do các cơ quan nước ngoài cấp có thể được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.
    Xem thêm

    “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. _ Theo Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.

     

     “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. _Theo Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.

    Quy trình Hợp Pháp Hóa/Chứng Nhận Lãnh Sự tại Việt Nam

    Quy trình Hợp Pháp Hóa/Chứng Nhận Lãnh Sự tại Việt Nam

    Quy trình Hợp Pháp Hóa/Chứng Nhận Lãnh Sự tại Việt Nam

    Thủ tục Hợp Pháp Hóa/Chứng Nhận Lãnh Sự các giấy tờ, tài liệu nước ngoài của cá nhân hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam cần được thực hiện theo đúng quy trình phù hợp với pháp luật Việt Nam.
    Xem thêm

    Bước 1: Thực hiện công chứng các giấy tờ, tài liệu nước ngoài
    Đầu tiên, giấy tờ, tài liệu của bạn do Cơ quan/Tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được chứng thực tại Cơ quan Công chứng có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ, tài liệu đó.


    Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Ngoại giao nước ngoài
    Các tài liệu công chứng của bạn phải được xác nhận bởi Cơ quan Ngoại giao có thẩm quyền của nước cấp tài liệu đó (Chứng nhận Apostille).


    Bước 3: Xin xác nhận của Cơ quan Ngoại giao Việt Nam
    Hồ sơ đã công chứng của bạn phải được xác nhận bởi Cơ quan đại diện Ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam (Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam/Cục Đối ngoại - Phòng Lãnh sự).


    Bước 4: Dịch thuật các tài liệu đã được chứng thực đó sang tiếng Việt 
    Bước cuối cùng, để tài liệu nước ngoài của bạn có giá trị khi sử dụng tại Việt Nam hoặc trình nộp với các Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, tài liệu đó phải được dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng tại bản dịch Phòng Tư pháp của bất kỳ Ủy ban nhân dân Quận hoặc Cơ quan công chứng tại Việt Nam (Bản dịch công chứng Tư pháp).

    Làm Thế Nào Để Nộp Đơn Xin Hợp Pháp Hóa ở Nước Ngoài?

    Làm Thế Nào Để Nộp Đơn Xin Hợp Pháp Hóa ở Nước Ngoài?

    Làm Thế Nào Để Nộp Đơn Xin Hợp Pháp Hóa ở Nước Ngoài?

    Tùy vào Luật định và cơ chế vận hành đặc thù của mỗi quốc gia mà các giấy tờ, tài liệu của cá nhân hoặc pháp nhân cần được Hợp Pháp Hóa/Chứng nhận Lãnh sự ở nước ngoài cũng phải tuân theo quy tắc tương ứng.
    Xem thêm

    Đội ngũ tư vấn và biên phiên dịch của Mokrica có mặt trên các quốc gia sẽ hỗ trợ cập nhật thủ tục và thực hiện theo đúng các quy trình Hợp Pháp Hóa về thủ tục pháp lý tại quốc gia đó cũng như cung ứng cho bạn dịch vụ dịch thuật những tài liệu, hồ sơ cần thiết để trình nộp cho các cơ quan hữu quan.


    Vui lòng tham khảo thêm thông tin về Cơ quan Ngoại giao Lãnh sự của các nước tại đây: https://www.embassypages.com/

    Copyright © 2024 - Mokrica Trading & Services Company Limited.
    Dịch ngay
    SMS
    Zalo
    Facebook

    Chờ xử lý...

    news/dichthuatlist