Welcome to Mokrica!

Loading...

"We are updating and developing the product"

 

Bản dịch chuyên ngành Y khoa "Rối loạn tăng động Chú Ý"

Bản dịch chuyên ngành Y khoa "Rối loạn tăng động Chú Ý"
Ngày đăng: 10/11/2023 10:07 PM

    Đặc điểm của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
    ADHD là một rối loạn hành vi và phát triển thần kinh mãn tính, có căn nguyên sinh học thần kinh và được chẩn đoán trên cơ sở tần suất biểu hiện, mức độ nghiêm trọng và thời gian biểu hiện 3 nhóm hành vi gồm: giảm chú ý, tăng động và bốc đồng. Đây là rối loạn thường gặp nhất ở trẻ em. Theo Hướng dẫn Chẩn đoán Thống kê Các Rối loạn Tâm thần IV (DSM-IV-TR), những triệu chứng như giảm chú ý, tăng động và bốc đồng sẽ kéo dài hơn 6 tháng và không đi liền với mức độ phát triển của trẻ. Các triệu chứng này có liên quan đến môi trường xung quanh và gây suy giảm chức năng đáng kể khi ở nhà, ở trường hoặc trong các môi trường xã hội. Một số triệu chứng xảy ra trước khi trẻ lên 7 tuổi.

    Pliszka S: Nhóm phụ trách Các vấn đề về Tính cách và Khuyến cáo Nghiệp vụ trong đánh giá và điều trị trẻ em và vị thành niên mắc chứng rối loạn tăng động chú ý thuộc Viện Tâm thần học Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ, J Am Acad Child Adolesce Psychiatry 46:894-921, 2007.

    Trung tâm Quốc gia về Rối loạn Tăng động Chú ý - Hiệp hội Rối loạn Tăng động Chú ý: http://www.add.org

     

    Độ tuổi mắc chứng ADHD
    Nghiên cứu về sự phổ biến cộng đồng đã chỉ ra rằng khoảng 4 - 12% trẻ em ở độ tuổi đến trường bị mắc chứng ADHD.

     

    Nam giới hay nữ giới dễ bị mắc chứng ADHD nhất
    Nam giới có nguy cơ mắc chứng ADHD cao gấp 3-4 lần nữ giới. Triệu chứng chủ yếu là có hành vi gây rối, đặc biệt là tăng động trong khi nữ giới thường gặp các vấn đề liên quan đến sự chú ý.

     

    Bẩm chất di truyền đối với ADHD
    ADHD có tỉ lệ di truyền cao. Trong nghiên cứu về các cặp song sinh cùng trứng lớn lên trong gia đình khác nhau, nếu một người bị mắc chứng ADHD thì khả năng mắc chứng ADHD của người kia là 75%. Trong nghiên cứu về các cặp song sinh khác trứng, tỉ lệ hòa hợp đạt mức cao 33%. Nghiên cứu về anh chị em ruột mắc chứng ADHD cho thấy khả năng mắc chứng ADHD là 20 – 30%. Khoảng 25% trẻ em mắc chứng ADHD sẽ có ít nhất một cha hoặc mẹ có triệu chứng hoặc được chẩn đoán mắc chứng ADHD.

     

    Những tình trạng khác có thể cùng tồn tại với ADHD
    Nội khoa: nhiễm độc chì, thiếu sắt, suy giảm chức năng tuyến giáp, giảm khả năng thị lực hoặc thính lực, rối loạn giấc ngủ, tổn thương dạng khối (chẳng hạn: tràn dịch não), tai biến ngập máu, đau nửa đầu phức tạp, hội chứng tử vong do rượu, hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, hội chứng Williams, u xơ thần kinh, xơ cứng có nốt (xơ não củ), tác dụng phụ từ thuốc (chẳng hạn: chế phẩm trị cảm lạnh, các hợp chất steroid) và lạm dụng thuốc. Rối loạn học tập hoặc phát triển: chậm phát triển tâm thần (MR), rối loạn phổ tự kỷ (chẳng hạn: rối loạn phát triển lan tỏa, hội chứng Asperger) và rối loạn học tập đặc biệt. Những trở ngại liên quan đến rối loạn xử lý thính giác trung tâm cũng được khảo sát dẫucho vẫn chưa thể xác định liệu các trở ngại này là một kiểu rối loạn khác hay tiêu biểu cho sự suy giảm nhận thức khi mắc chứng ADHD.

     

    Rối loạn hành vi hoặc cảm xúc: Rối loạn tình cảm (chẳng hạn: trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực), rối loạn lo âu, phản ứng khi căng thẳng (chẳng hạn: rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn thích nghi), rối loạn hành vi gây rối (chẳng hạn: rối loạn thách thức chống đối) rối loạn nhân cách. Yếu tố tâm lý xã hội: gia đình không êm ấm, không có tình thương cha mẹ và bị lạm dụng.

     

    Những rối loạn comorbid thường gặp khi mắc chứng ADHD

    •    Lo âu•    Rối loạn cảm xúc lưỡng cực•    Rối loạn hành vi•    Trầm cảm•    Vấn đề về ngôn ngữ•    Rối loạn học tập•    Chậm phát triển tâm thần•    Rối loạn thách thức chống đối•    Vấn đề về giấc ngủ•    Rối loạn co giật

     

    Xét nghiệm chẩn đoán xác định ADHD
    Không thể xét nghiệm chẩn đoán xác định ADHD vì chẩn đoán đòi hỏi có bằng chứng cho thấy những triệu chứng tiêu biểu xảy ra ở tần suất cao trong một thời gian dài. Thông tin này được thu thập từ ít nhất hai môi trường hoặc địa điểm (chẳng hạn: trường học và ở nhà) và có thể lưu trữ trong quá trình khảo sát, tường thuật lịch sử và sử dụng các thang đánh giá chuẩn hóa khác nhau. Bộ dụng cụ điều trị ADHD cùng với thang chẩn đoán dành cho bác sĩ có sẵn trên trang web: 

    http://nichq.org/resources/toolkit của Tổ chức về Chất lượng Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em.

    Carter S, Syed-Sabir H: Cách sử dụng điểm đánh giá để chẩn đoán ADHD, Arch Dis Child Educ Pract Ed 93:159-162, 2008.

     

    Cách điều trị ADHD
    Phương pháp đa chế độ được khuyến cáo áp dụng, bao gồm thuốc điều trị tâm thần, các liệu pháp hành vi, sự giáo dục và tư vấn của gia đình cũng như các can thiệp giáo dục.

    Jellinek M: Các phương pháp điều trị ADHD: Không chỉ là thuốc điều trị, Contemp Pediatr 25:39-48, 2008. Pliszka S: Nhóm phụ trách Các vấn đề về Tính cách và Khuyến cáo Nghiệp vụ trong đánh giá và điều trị trẻ em và vị thành niên mắc chứng rối loạn tăng động chú ý thuộc Viện Tâm thần học Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ, J Am Acad Child Adolesce Psychiatry 46:894-921, 2007.

     

    Loại thuốc điều trị ADHD tốt nhất
    Thuốc điều trị kích thích (methylphenidate và dextroamphetamine). Các thử nghiệm ngẫu nhiên và đối chứng sẽ chứng minh lợi ích của các loại thuốc điều trị, thông thường là chứng minh sự cải thiện các triệu chứng ADHD chủ yếu trên 70 – 80% trẻ em. Trong số 20 – 30% bệnh nhân không phản ứng với một loại thuốc điều trị, có khoảng một nửa bệnh nhân phản ứng lại với chất kích thích khác. Những loại thuốc điều trị khác được sử dụng bao gồm atomoxetine (chất không kích thích cho phép lưu hành năm 2003), chất chủ vận α-adrenergic (chẳng hạn: clonidine), thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc chống trầm cảm không điển hình (chẳng hạn: bupropion). Điều đáng quan tâm là khả năng lạm dụng chất kích thích quá mức ở trẻ em thuộc mọi lứa tuổi.

    Rappley MD: Rối loạn tăng động giảm chú ý, N Engl J Med 352:165-173, 2005.

    Copyright © 2024 - Mokrica Trading & Services Company Limited.
    Dịch ngay
    SMS
    Zalo
    Facebook

    Chờ xử lý...

    news/news_detail